Home / Công Nghệ / 10 Sai Lầm Trong Kinh Doanh Ngành Nail

10 Sai Lầm Trong Kinh Doanh Ngành Nail

Hiện nay, vấn đề kinh doanh trong ngành nail, có những người thành công nhưng cũng không ít những người thất bại. Vậy, điều gì khiến việc kinh doanh của họ thất bại. Nếu bạn đang chuẩn bị mở tiệm nail hay đã là chủ, thì cũng hãy cùng SalonDepot.com nói về “10 sai lầm trong kinh doanh ngành nail” để hoàn thiện hơn cho việc kinh doanh của mình.

  • Không có kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn không có một kế hoạch kinh doanh thì khác gì đi trong bóng tối. Bạn sẽ không thấy những cái bẫy trước mắt và không biết đi về đâu. Chính vì vậy, bản kế hoạch kinh doanh là một kim chỉ nam để mình dựa vào đó để bước đi.

  • Làm những gì bạn yêu thích

Trong kinh doanh, những người nói “ Tôi làm những gì tôi yêu thích” là những người nắm chắc phần thất bại nặng nề. Vì bạn chỉ yêu thích những gì cho bạn, vì bạn, thuộc về bạn. Do vậy, bạn sẽ không nhận được sự ủng hộ từ những người xung quanh mình. Và có thể nhân viên của bạn vì đồng tiền mà làm theo những điều bạn muốn mà không thể đóng góp ý kiến và cơ hội phát huy khả năng của họ cho công việc tốt đẹp.

  • Không nghiên cứu thị trường

Có rất nhiều chủ tiệm nail mắc phải sai lầm này khi kinh doanh và sau đó, họ đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc dẫn đến sự sụp đổ.  Vì vậy, bạn hãy xem xét và chuẩn bị thật kỹ từng bước trước khi bắt tay vào việc kinh doanh. Bạn cần biết người biết ta thì sự thành công của bạn sẽ nắm giữ được nó lâu dài. Vì vậy, bạn nên để tâm nghiên cứu và học hỏi.

  • Xem thường việc cạnh tranh

Xem thường việc cạnh tranh sẽ gây tổn hại không hề nhỏ cho việc kinh doanh của bạn. Bạn không thể xem thường hay chủ quan về sự cạnh tranh trên thị trường và đối thủ. Ví dụ trên một con đường nhỏ mà có đến 10 tiệm nail chỉ vì nơi đây có rất nhiều khách du lịch lui tới. Như thế các tiệm Nail không những cạnh tranh về khách mà còn nhắm đến nhân viên làm nail. Không ít tiệm nail đưa ra chiến lược phá giá để kéo khách, đó là hạ thấp giá trị dịch vụ của mình. Chưa nói đến vấn đề thỏa thuận với nhân viên để giữ họ lại để làm việc cho mình vì xung quanh có rất nhiều sự lựa chọn khác cho họ

  • Các điểm mạnh và điểm yếu

Mỗi chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu, nhưng quan trọng là bạn phải biết ưu điểm bạn đang có là gì. Ví dụ bạn có vốn nhiều, bạn có địa điểm tốt, bạn may mắn thuê được một nơi giàu có dân cư và dồi dào lợi ích. Nhưng điểm yếu của bạn là không biết quản lý nhân sự và quản lý thị hiếu của thị trường như thế quả là không may. Vì đôi khi chúng không phù hợp với mô hình kinh doanh bạn muốn. Bạn có nhiều điểm yếu chưa thể khắc phục vì thế dẫn đến kết quả tai hại

  • Không nắm bắt mấu chốt kinh doanh

Bạn nên bắt bắt các mấu chốt trước khi ra quân kinh doanh một ngành nghề nào đó. Hãy tìm hiểu và bắt đầu lên kế hoạch giải quyết các mấu chốt bạn cho là sẽ gặp phải. Việc không chuẩn bị và nắm chắc các mấu chốt sẽ làm việc kinh doanh của bạn khó thành công.

  • Nguồn vốn dự phòng cho kinh doanh

Hầu hết các cửa tiệm đều không làm tiền trong thời gian đầu và chắc chắn rằng sẽ phải thâm hụt vào vốn. Chính vì vậy, bạn không nên đầu từ hết ngân sách của mình mà cần phải tính toán kỹ, lên danh sách và đề phòng những vấn đề phát sinh để chuẩn bị nguồn vốn dự phòng hợp lý.

  • Không chi phí quảng cáo

Có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ không chịu bỏ tiền ra cho tiếp thị, quảng cáo và chi phí cho việc thông tin quảng bá về doanh nghiệp của mình. Những điểm cần và quan trọng nhất là bạn phải có ngân sách bao nhiêu % để lo về vấn đề này. Bạn cần ít nhất 2% cho việc quảng cáo tại địa phương, trên radio, truyền thông và báo chí.

  • Không giữ liên lạc với khách hàng

Bằng cách này hay cách khác, doanh nghiệp nhỏ của bạn cần phải có website và các trang cộng đồng mạng như Facebook, instagram, … Để doanh nghiệp của bạn được biết đến ngày càng tăng từ những người sử dụng web. Họ sẽ biết đến dịch vụ hay sản phẩm mà bạn cung cấp để tìm đến với tiệm của bạn.

  • Không lắng nghe ý kiến từ khách hàng

Thật tai hại và uổng phí khi bạn quên đi những ý kiến từ khách hàng. Có nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào việc họ lấy được ý kiến đóng góp từ khách hàng để cải tiến sản phẩm và dịch vụ của họ tốt đẹp hơn. Những ý kiến đóng góp đó phải được lưu giữ và phân tích. Bạn phải vui khi nhận được lời phê bình vì nó sẽ mang lại sự cải tiến đang kể cho doanh nghiệp của bạn.

Đó là 10 sai lầm trong kinh doanh tiệm nail nói riêng và kinh doanh nói chung. Với 10 điểm cơ bản mà SalonDepot.com đã nêu trên bạn chỉ cần không quan tâm để ý thì bạn sẽ thất bại. Chúng ta nghe nhiều về ngành nail nhưng không phải ai cũng thành công khi làm tiệm nail. Vậy nên, hãy cân nhắc, tính toán và tìm hiểu kỹ trước khi kinh doanh để tránh những sai lầm đáng tiếc

 

Check Also

ghe dep

Làm Sao Để Bắt Đầu Kinh Doanh Tiệm Nail

Đây là chuyên ngành Nail and spa nhưng bên cạnh đó cũng còn các đề …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *